Cập nhật: 05-03-2019 07:52:01 | Tin Tức & Sự Kiện | Lượt xem: 3199
Ngói màu là loại ngói xi măng cát được sản xuất theo công nghệ ép mới, đã loại bỏ những khoảng rỗng, hạn chế độ xốp nên bền và đẹp hơn. Ngói được phủ một lớp màu bằng cách trộn trực tiếp bột màu vào nguyên liệu hoặc phun sơn lên bề mặt viên ngói.
Ngói màu là loại ngói xi măng cát được sản xuất theo công nghệ ép mới, đã loại bỏ những khoảng rỗng, hạn chế độ xốp nên bền và đẹp hơn. Ngói được phủ một lớp màu bằng cách trộn trực tiếp bột màu vào nguyên liệu hoặc phun sơn lên bề mặt viên ngói.
Ngói màu cao cấp là loại ngói với các thành phần vật liệu truyền thống còn có thếm các loại vật liệu mới như sợi gia cường tổng hợp PVA (Polyvinyl Alcohol), tro bay (Ash Fly) và phụ gia hóa dẻo. Với những thành phần này giúp viên ngói màu cao cấp có trọng lượng nhẹ hơn hẳn, đồng thời tính chịu bền uốn va đập tăng lên đáng kể.
Công nghệ sản xuất ngói màu mới xuất hiện và phổ biến ở Việt Nam thời gian gần đây. Sản phẩm chủ yếu sản xuất theo công nghệ của Nhật Bản, Đức, Italy… Một viên ngói có kích thước trung bình 425x335x15mm , tương đương 9 - 10 viên/m2 , mỗi viên nặng từ 3 tới 4,5kg và trọng lượng mái từ 28 đến 45 kg/m2 , tùy theo chủng loại, công nghệ và vật liệu sử dụng. Ngoài ra, ngói màu có cường độ uốn cao hơn, có khả năng chống nóng, chống thấm và hạn chế rêu mốc rất tốt. Các gờ chắn nước theo chiều dọc và chiều ngang của viên ngói có thể ngăn hiện tượng tràn qua khe ngói khi trời mưa to và gió lớn. Ngoài ra, do kích thước viên ngói lớn, chi phí cho hệ thống giàn đỡ trên mái có thể giảm đáng kể, đặc biệt với loại ngói màu cao cấp có trọng lượng thấp.
Bề mặt ngói có hai loại, loại trơn tạo bề mặt ngói bóng đẹp và loại có “vẩy sần” được thiết kế nhằm tạo sự khúc xạ ánh sang và như vậy có thể giảm bớt sự hấp thụ nhiệt của ngói , tăng khả năng chống nóng và chống trơn trượt khi thi công. Màu sắc phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam là đỏ và thẫm, xanh lá cây, xanh rêu, ghi , đen.. ngày càng phổ biến và chiến được sự ưa chuộng của người tiêu dùng Việt Nam. Người sử dụng có thể sơn lại màu mới khi cần thay đổi.
Khi lắp đặt ngói màu trên mái có kết cấu bằng gỗ hoặc sắt, độ dốc nên lướn hơn 30%, chiều dài mái ngói cũng không nên quá 10m tính từ đỉnh xuống. Nếu mái có kết cấu bằng bê tông thì độ dốc có thể nhỏ hơn 30%, nhưng phải có lớp chống thấm. nếu mái có độ dốc lớn hơn 60% thì phải sử dụng đinh vít hoặc đinh tán để cố định ngói vào khung. Trường hợp các mái lõm phải có máng xối dẫn nước bên dưới để thoát nước hợp lý.
Khi lợp , lợp một hàng dưới trước rồi lợp từ dưới lên và từ trái qua phải. Viên ngói đầu tiên bên trái mái lợp cách riềm 30mm, lấy vuông góc hai chiều của riềm hông và hàng ngói đầu tiên. Mỗi viên ngói được liên kết chắc chắn với thanh chắn bằng vít thép. Gắn ngói nóc bằng vữa dẻo khô, trải đều vào vị trí chân viên ngói, khi vữa đã đủ động cứng, cắt bỏ phần vữa thừa để làm nhẵn. Đối với ngói cạnh, khi lắp phải áp sát vào eiefm trang trí bên hông. Để vệ sinh và hoàn thiệ cho quá trình thi công, khi thấy vữa dính lên mặt ngói khô trắng, dùng xốp lau sạch. Cũng có thể dùng sơn acrylic chuyên dụng để sơn lớp vữa đồng màu với ngói.
II. THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NGÓI MÀU GIA CƯỜNG
Nhìn chung, các dây chuyền công nghệ sản xuất ngói màu trên thế giới có thể chia làm hai loại sản phẩm dựa trên đặc tính của dây chuyền sản xuất:
Dây chuyền sản xuất liên tục (Auto Slate): Dự trên công nghệ ép đùn. Đặc điểm của loại dây chuyền này là năng suất rất cao (tới hàng ngàn sản phẩm/phút) do các thiết bị tạo hình được đặt nối tiếp trên chiều dài dây chuyền. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của dây chuyền này là chất lượng sản phẩm thấp (độ bền uốn của viên ngói chỉ đạt tới 500N/viên), thành phẩm bị cong vênh do lượng nước còn lại trên sản phẩm sau khâu tạo hình cao. Giá thành đầu tư cho dây chuyền thiết bị khá cao. Sản phẩm của công nghệ này phù hợp với tiêu chuẩn JIS 5423:2004 (Decorated cement shingles for dwelling roofs).
Dây chuyền sản xuất ép rời rạc (Pressed Slate): Dựa trên công nghệ ép đình hình từng viên ngói với máy ép thủy lực có lực ép lớn từ 100 đến 300 tấn. Công nghệ này có năng suất thấp hơn (chỉ đạt tới 360 – 480 sản phẩm/giờ/máy) và phải sử dụng nhiều nhân công. Ưu điểm chính của công nghệ này là chất lượng thành phẩm rất cao (độ bền uốn dễ dàng đạt trên 2.500N/viên), cho phép sử dụng sợi gia cường. Thành phẩm hầu như không bị cong vênh do lượng nước còn lại trong sản phẩm sau khâu tạo hình thấp, sản phẩm có độ chính xác hình học cao. Sản phẩm của công nghệ này phù hợp với tiêu chuẩn JIS A 5402:2004 (Pressed Cement Roof Tiles).
Xu hướng của thị trường thế giới hiện nay thiên về hướng sử dụng sản phẩm ngói cao cấp được sản xuất theo công nghệ ép rời rạc vì sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí về độ bền và độ chính xác hình học, tính thẩm mỹ…
Để tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ sản xuất ép rời rạc này có thể xem tại link:
III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NGÓI XI MĂNG THEO CÔNG NGHỆ ÉP RỜI RẠC